Nền kinh tế thế giới đã không còn phụ thuộc vào nước Mỹ?
Cầu tiêu dùng tăng mạnh sẽ làm cho các nhà hoạch định chính sách tiền tệ theo trường phái diều hâu trong Ngân hàng trung ương châu Âu tự tin hơn. Ngân hàng này vừa mới tăng lãi suất lên 2,75% vào tuần trước và nhiều nhà kinh tế cho rằng lãi suất đồng euro sẽ đạt mức 3% vào tháng 9.
Mỹ luôn được coi là động cơ chính của cỗ máy kinh tế toàn cầu và bất cứ sự “trục trặc” nào của nó cũng khiến cho cả thế giới phải lo lắng. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, tăng trưởng kinh tế toàn cầu không còn phụ thuộc quá nhiều vào Mỹ như trước kia.
![]() |
Người tiêu dùng tại Mỹ, Nhật, châu Âu đang mạnh dạn chi tiêu nhiều hơn kể từ cuối năm ngoái tới nay. Ảnh: Reuters |
Larry Summers, Bộ trưởng Tài chính dưới thời cựu tổng thống Bill Clinton từng miêu tả sự phụ thuộc quá mức của nền kinh tế toàn cầu vào Mỹ bằng câu nói: “Nếu coi nền kinh tế thế giới là một chiếc máy bay thì nó đang bay trên một động cơ”. Giờ đây, tăng trưởng kinh tế ngày càng cân bằng: châu Âu và Nhật Bản đang vươn lên mạnh mẽ cùng với nhiều nền kinh tế mới nổi khác. Vì thế, nếu “cỗ máy” Mỹ ngừng hoạt động thì “máy bay” kinh tế toàn cầu chưa chắc đã rơi.
Người tiêu dùng Mỹ không chỉ là động cơ của nền kinh tế Mỹ mà còn là động cơ của nền kinh tế thế giới. Nếu cỗ máy đó ngừng hoạt động thì liệu nền kinh tế thế giới có tiếp tục vận hành được không ? Một vài năm trước, câu trả lời là có thể có. Nhưng vào thời điểm này, nền kinh tế thế giới ít có khả năng bị tổn thương hơn. Tại Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos diễn ra vào cuối tháng 1, ông Jim O’Neil, trưởng nhóm chuyên gia kinh tế thuộc tập đoàn Goldman Sachs, đã lập luận một cách thuyết phục rằng việc kinh tế Mỹ sụt giảm không nhất thiết ảnh hưởng lớn đến kinh tế thế giới.
- Mạng Việc Làm là một trong những trang web Tìm Việc Làm chất lượng và uy tín nhất hiện nay. Tại đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn tất cả thông tin tuyển dụng trung thực nhất, sẽ giúp bạn Tìm Việc Nhanh chóng và đem lại hiệu quả cao.
Ví dụ đầu tiên là Nhật Bản, một quốc gia có sản lượng công nghiệp tăng 11% trong quý 4 năm 2005. Goldman Sachs dự đoán tăng trưởng GDP năm nay của Nhật là 2,7% và cho rằng cầu của châu Á tăng mạnh sẽ phần nào bù đắp sự trì trệ của kinh tế Mỹ. Thị trường lao động Nhật Bản cũng đang khởi sắc. Từ tháng 12/ 2005 tới nay, tỷ lệ người có công ăn việc làm ở Nhật đã lên tới mức cao nhất kể từ năm 1992. Đây là giai đoạn mà người lao động có thể tìm được việc làm dễ dàng nhất kể từ khi nền kinh tế bong bóng sụp đổ trong những năm 90 của thế kỷ trước.
Nhu cầu thuê nhân công của các công ty tăng mạnh cũng khiến cho mức lương tăng lên mạnh mẽ sau nhiều năm suy giảm. Bên cạnh đó, công nhân cũng đang được hưởng mức thưởng lớn nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Thu nhập cao hơn đồng nghĩa với việc chi tiêu nhiều hơn. Theo Richard Jerran, chuyên gia kinh tế của ngân hàng Macquarie, thì doanh số bán lẻ từ đầu năm nay đang tăng đều, nghĩa là tăng trưởng của Nhật Bản đã bớt phụ thuộc vào xuất khẩu. Sự chấm dứt thời kì giảm phát cũng kéo lãi suất xuống, góp phần làm tăng nhu cầu trong nước của Nhật Bản.
Khu vực sử dụng đồng euro cũng đang trỗi dậy mạnh mẽ sau một thời gian dài trì trệ. Ở Đức, quá trình tái cơ cấu các tập đoàn công ty trong nước đã góp phần tăng năng suất và lợi nhuận. Tuy nhiên, để có được điều này, Đức đã phải trả giá bằng việc cắt giảm việc làm và tiền lương. Do đó chi tiêu của người tiêu dùng cũng bị ảnh hưởng – mặc dù với mức đầu tư nguồn vốn lớn, số việc làm mới sẽ tăng lên.
Ông O’Neil cho rằng tình hình của Đức hiện nay giống Nhật Bản 2 năm trước. Số việc làm ở Đức trong mấy tháng đầu năm rất đáng thất vọng. Tuy nhiên, theo một số điều tra về lòng tin của người tiêu dùng, các hộ gia đình đã bắt đầu cảm thấy thoải mái hơn trong năm nay. Đời sống ở châu Âu đã sôi động trở lại. Một cuộc khảo sát về lòng tin của giới doanh nghiệp do hãng Ifo tiến hành cũng cho thấy, quá trình hồi phục kinh tế đang tác động tới tâm lý người tiêu dùng. Nếu mối quan hệ tỷ lệ thuận truyền thống giữa chỉ số lòng tin của giới doanh nghiệp do Ifo tìm ra với mức tăng trưởng GDP vẫn còn tiếp tục thì nền kinh tế Đức sẽ tăng trưởng với tốc độ lớn hơn cả mức mà các chuyên gia dự đoán trong năm nay.
- Mang Viec Lam sẽ được kết nối với nhau, tạo nên một tổng thể Tìm Việc hiệu quả, giúp ích cho bạn trong quá trình tìm kiếm việc làm.
Trong nhiều năm qua, đây là lần đầu tiên cầu nội địa của Đức đóng vai trò quan trọng hơn so với xuất khẩu trong việc thúc đẩy mức tăng trưởng cả năm. Ở các nước khác thuộc khu vực đồng euro, cầu nội địa cũng là nhân tố chính trong tăng trưởng kinh tế trong mọi hoàn cảnh. Theo Morgan Stanley, kể từ năm 1999, cầu nội địa của các nước này đóng góp 95% cho tăng trưởng GDP của khu vực. Do vậy, những nền kinh tế này sẽ chống chịu tốt hơn với các biến động bên ngoài.
Mặc dù nước Đức đang dẫn đầu khu vực về tăng trưởng GDP nhưng tình hình kinh tế của nước khác trong khu vực đồng euro cũng đang khởi sắc. Theo một cuộc điều tra vào tháng 1 do Liên minh châu Âu tiến hành thì kinh tế Đức có thể đạt mức tăng trưởng hơn 2% – mức tăng trưởng dự đoán của các nhà kinh tế.
Cầu tiêu dùng tăng mạnh sẽ làm cho các nhà hoạch định chính sách tiền tệ theo trường phái diều hâu trong Ngân hàng trung ương châu Âu tự tin hơn. Ngân hàng này vừa mới tăng lãi suất lên 2,75% vào tuần trước và nhiều nhà kinh tế cho rằng lãi suất đồng euro sẽ đạt mức 3% vào tháng 9.
Cần thêm thông tin về các việc làm cũng như nhân sự, hãy thử tham khảo các mục dưới đây:
Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636
Leave a Reply